Nói đến các hàm logic trong excel chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hàm OR, hàm XOR và hàm NOT phổ biến. Vậy cách sử dụng chúng như thế nào? Bài viết này, kitudacbiet.co sẽ chia sẻ cụ thể, chi tiết về cách sử dụng từng hàm logic giúp bạn đọc hiểu hơn về những hàm này nhé!
Các hàm logic trong excel – hàm OR
Hàm logic đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc chính là hàm OR. Hàm OR được sử dụng phổ biến khi người dùng muốn so sánh công thức của mình nhiều hơn 1 phép so sánh.
Để bạn đọc hiểu cụ thể hơn, chúng tôi đưa ra ví dụ như sau: bạn có 1 bảng excel danh sách khách hàng với giá trị mua hàng cụ thể và bạn sẽ triết khấu 10% cho khách hàng lâu năm hay có tổng hóa đơn trên bao nhiêu chẳng hạn. Khi đó sử dụng hàm OR sẽ cho ra 2 kết quả: nếu không có điều kiện nào trong những điều kiện bạn đặt ra đáp ứng sẽ hiển thị false và ngược lại sẽ hiển thị true nếu có điều kiện được đáp ứng. Hàm OR chỉ cho phép kiểm tra được tối đa 255 điều kiện nhưng chắc chắn với con số 255 cũng đủ lớn để bạn thao tác rồi.
Công thức của hàm OR: =OR(logical1,[logical2]…)
Hàm XOR
Trong các hàm logic trong excel hàm XOR được coi như hàm có chức năng OR độc quyền. Lần đầu tiên hàm XOR xuất hiện trong phiên bản excel 2013 và thực sự đã đem lại rất nhiều giá trị. Về cơ bản, cấu trúc của hàm XOR được sử dụng khá giống với hàm OR kể trên: =XOR(logical1,[logical2]…)
Tuy nhiên kết quả trả về lại có sự khác biệt so với hàm OR, cụ thể:
- Nếu 1 trong các điều kiện đáp ứng sẽ trả về TRUE
- Nếu cả 2 điều kiện đều đáp ứng hoặc không có điều kiện nào đáp ứng sẽ trả về FALSE
Ví dụ, bạn muốn đánh giá năng lực bán hàng của nhân viên kinh doanh dựa vào doanh thu của nửa năm bạn sẽ sử dụng hàm XOR. Khi doanh số cả năm được chia thành 2 cho nửa năm đầu và nửa năm cuối, nếu nhân viên đạt doanh số 2 tỷ cho nửa năm thì sẽ đạt hạng vàng, nhưng nếu nhân viên không đạt được doanh số 2 tỷ cho nửa năm sẽ không đạt được hạng gì cả.
Hàm NOT
Cuối cùng, hàm NOT cũng thuộc 1 trong các hàm logic trong excel được nhiều bạn đọc quan tâm. So với hàm OR hay hàm XOR, hàm NOT sẽ khó hiểu hơn 1 chút bởi hàm NOT đảo ngược giá trị của đối số. Hiểu 1 cách đơn giản, nếu giá trị logic là False thì kết quả hiển thị sẽ là True và ngược lại giá trị logic là True kết quả hiển thị sẽ là False.
Cấu trúc của hàm NOT gồm: =NOT(logical)
Hàm NOT cực hữu ích khi sử dụng kết hợp cùng các hàm thông tin khác của excel. Ví dụ khi bạn muốn kiểm tra một ô trong excel có chứa văn bản không bạn sẽ sử dụng hàm ISTEXT, kết quả trả về TRUE nếu có chứa văn bản và trả về FALSE nếu không chứa văn bản. Trong khi đó hàm NOT sẽ nhanh chóng đảo ngược kết quả của hàm này chỉ trong nháy mắt.
Các phiên bản ra đời sau của Excel càng ngày càng hoàn thiện hơn với nhiều tính năng đầy đủ hơn. Đặc biệt các hàm logic trong excel không thể thiếu. Nếu bạn cần được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về cách sử dụng hay còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với kitudacbiet.co để được hỗ trợ nhé.